Trong thời gian thử việc có phải đóng bảo hiểm, trợ cấp thôi việc tính như thế nào?

1.  Trong thời gian thử việc có cần đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội không?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 2 điều 26 Bộ luật lao động 2012 quy định về thử việc, theo đó nội dung thử việc bao gồm:

– Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

– Công việc và địa điểm làm việc;

– Thời hạn của hợp đồng lao động;

– Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

– Chế độ nâng bậc, nâng lương;

– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

– Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

Ngoài ra, theo quy định tại điều 2, Nghị định 115/2015/NĐ- CP Nghị định quy định chi tiết một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc thì đối tượng áp dụng, tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội bao gồm:

– Người làm việc theo hợp đồng lao động  không xác định thời hạn, hợp đồng lao động  xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được kí kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.

– Người làm việc theo hợp đồng lao động   có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng

– cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.

–  Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;

– Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 của Luật Bảo hiểm xã hội.

Như vậy, thời gian thử việc theo hợp đồng thử việc, người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội

2. Thời gian thử việc, học nghề, tập nghề có được tính vào thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc không?

Trả lời:

Căn cứ điểm a khoản 3 điều 14 nghị định 05/2015/NĐ-CP, thời gian thử việc, thời gian học nghề, tập nghề được tính vào thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động để tính trợ cấp thôi việc.

Tuy nhiên, quy định này đã được sửa đổi bởi khoản 5 điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP (có hiệu lực từ 15/12/2018), theo đó thời gian thử việc, thời gian học nghề, tập nghề không được tính vào thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động để tính trợ cấp thôi việc, trừ trường hợp:

“Trường hợp hợp đồng lao động có hiệu lực trước ngày bộ luật lao động năm 2012 có hiệu lực thi hành mà hợp đồng lao động có thỏa thuận thời gian thử việc thì thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm bao gồm cả thời gian thử việc trong hợp đồng lao động.”

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Nếu bạn còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác vui lòng liên hệ đến Luật sư tư vấn trực tiếp TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT 1900 966 980 hoặc Email: luatso1hanoi@gmail.com để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời!