ĐIỂM MỚI CÁC LUẬT CÓ HIỆU LỰC TỪ 01/01/2021

Dưới đây là tổng hợp những điểm mới nổi bật của 11 Luật, Bộ luật sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2021:

  1. Bộ luật lao động 2019

 

Pháp luậtBộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và sẽ thay thế cho Bộ luật Lao động 2012 hiện hành. Dưới đây là những điểm mới đáng chú ý nhất:

  • Mở rộng thêm đối tượng là người làm việc không có quan hệ lao động cùng một số tiêu chuẩn riêng;
  • Tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 tuổi với nam, 60 tuổi với nữ;
  • Quốc khánh được nghỉ 2 ngày;
  • Không còn hợp đồng lao động theo mùa vụ;
  • Ghi nhận hình thức hợp đồng lao động điện tử;
  • Được ký hợp đồng xác định thời hạn nhiều lần với người cao tuổi;
  • Tăng thời giờ làm thêm theo tháng lên 40 giờ;
  • Thêm trường hợp nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương;
  • Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần lý do;
  • Có thể ủy quyền cho người khác nhận lương;
  • Khi trả lương qua ngân hàng, người sử dụng lao động phải trả phí mở tài khoản;
  • Cấm ép người lao động dùng lương để mua hàng hóa, dịch vụ của công ty;
  • Người lao động có thể được “thưởng” không chỉ bằng tiền;
  • Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào tiền lương của doanh nghiệp;
  • Khi trả lương, doanh nghiệp phải gửi bảng kê chi tiết cho người lao động;
  • Thay đổi về tiền đền bù khi bị chậm trả lương từ năm 2021;
  • Không còn quy định lương tối thiểu ngành;
  • Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc 1 năm/lần;
  • Được ghi nội dung thử việc trong Hợp đồng lao động;
  • Bổ sung trường hợp về thời gian thử việc;
  • Không thử việc với Hợp đồng lao động dưới 01 tháng;
  • Được sử dụng lao động nữ nuôi con dưới 1 tuổi làm ca đêm;
  • Lao động nam cũng được hỗ trợ chi phí gửi trẻ;
  • NLĐ đang làm việc không còn được trả tiền nếu chưa nghỉ hết phép;
  • Thuê trẻ dưới 15 tuổi làm việc phải có giấy khám sức khỏe;
  • Sử dụng dưới 10 lao động cũng phải có Nội quy lao động;
  1. Luật Doanh nghiệp 2020

Luật Doanh nghiệp 2020 có những nội dung mới đáng chú ý sau đây:

  • Bỏ quy định về thông báo mẫu dấu doanh nghiệp trước khi sử dụng;
  • Bổ sung nhiều đối tượng không được thành lập doanh nghiệp;
  • Rút ngắn thời gian báo trước khi tạm ngừng kinh doanh từ 2021;
  • Bổ sung hồ sơ đăng ký công ty TNHH, công ty CP;
  • Bổ sung quy định về chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết;
  • Quy định loại trừ trường hợp giải thể do bị thu hồi GCN đăng ký doanh nghiệp;
  • Thay đổi khái niệm doanh nghiệp nhà nước;
  • Doanh nghiệp nhà nước phải thành lập Ban Kiểm soát;
  • Sửa đổi quy định xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt;
  • Sửa quy định về quyền của cổ đông phổ thông;
  • DNTN có thể chuyển đổi thành công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh;
  • Bỏ quy định “Báo cáo thay đổi thông tin của người quản lý doanh nghiệp”;
  • Bổ sung thêm nghĩa vụ của cổ đông;
  • Bổ sung trách nhiệm của người quản lý công ty cổ phần;
  • Thêm trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp danh;
  • Bổ sung quy định “thực hiện quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân trong một số trường hợp đặc biệt”;
  1. Luật Đầu tư 2020

Dưới đây là những điểm mới nổi bật được đề cập tại Luật Đầu tư 2020:

  • Chính thức cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ;
  • Số lượng ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện giảm còn 227;
  • Bổ sung nhiều ngành, nghề ưu đãi đầu tư;
  • Bổ sung hình thức ưu đãi đầu tư;
  • Điểm mới về chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt;
  • Sẽ ban hành Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với NĐT nước ngoài;
  • Điều kiện thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam của NĐT nước ngoài;
  • Điểm mới về tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ của NĐT nước ngoài trong tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động đầu tư;
  • Điều kiện để NĐT nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế tại Việt Nam;
  • Chỉ còn 4 trường hợp NĐT không phải ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư;
  • Bổ sung nhiều đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư;
  • Điểm mới về nơi nộp hồ sơ dự án đầu tư;
  • Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư;
  • Các ngành nghề cấm đầu tư ra nước ngoài;
  • Các ngành nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện;
  1. Luật Chứng khoán 2019

Luật chứng khoán 2019 có một số quy định mới nổi bật sau đây:

  • Thành lập Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
  • Bổ sung hành vi bị cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán, đơn cử;
  • Phải niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn sau khi kết thúc đợt chào bán;
  • Công ty đại chúng chỉ được chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng nếu có lãi.
  1. Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020

  • Mở rộng phạm vi của giám định tư pháp;
  • Bổ sung việc cấp, thu thẻ giám định viên tư pháp gắn với bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp;
  • Viện KSND tối cao có thêm phòng giám định kỹ thuật hình sự;
  • Nới lỏng điều kiện mở Văn phòng giám định tư pháp;
  • Thời hạn giám định tư pháp tối đa không quá 04 tháng;
  • Bổ sung trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp;
  • Sửa đổi quy định về kết luận giám định theo hướng cụ thể hơn.
  1. Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020

  • Quy định về điều kiện bổ nhiệm hòa giải viên;
  • Nhiệm kỳ của Hòa giải viên là 03 năm kể từ ngày được bổ nhiệm;
  • 07 trường hợp không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án;
  • Vấn đề bảo mật thông tin;
  1. Luật Thanh niên 2020

  • Xác định rõ 07 nguyên tắc để bảo đảm quyền và nghĩa vụ của thanh niên;
  • Lần đầu tiên quy định về Tháng thanh niên là vào tháng 3 hàng năm;
  • Quy định cụ thể về các chính sách của nhà nước đối với thanh niên trong 06 nhóm lĩnh vực;
  • Bổ sung quy định về chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các tổ chức thanh niên trong việc tham gia xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên.
  1. Luật Xây dựng sửa đổi 2020

Luật Xây dựng sửa đổi 2020 có những nội dung mới đáng chú ý sau đây:

  • Quy định 09 loại công trình được miễn giấy phép xây dựng;
  • Rút ngắn thời gian cấp giấy phép xây dựng xuống còn 20 ngày;
  • Xây nhà ở tại nông thôn từ 7 tầng trở lên phải xin giấy phép;
  • Sửa quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
  • Quy định nhiều điểm mới về giấy phép xây dựng.
  1. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020

  • Bổ sung thêm VBQPPL vào hệ thống VBQPPL;
  • Sửa quy định về thời điểm có hiệu lực của VBQPPL;
  • Mở rộng thẩm quyền ban hành VBQPPL của HĐND, UBND cấp huyện/xã;
  • Bổ sung trường hợp xây dựng, ban hành VBQPPL theo thủ tục rút gọn;
  • VBQPPL có thể bị đình chỉ, bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà nước khác;
  • VBQPPL đã ban hành vẫn có thể tiếp tục áp dụng dù quy định khác với VBQPPL mới;
  • Bổ sung trách nhiệm của hội đồng dân tộc trong thẩm tra một số dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết;
  • Không làm phát sinh thủ tục hành chính mới khi sửa VBQPPL đã ban hành trước ngày 01/7/2016;
  1. Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020

  • Thu hẹp các lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP;
  • Dừng triển khai dự án mới áp dụng loại hợp đồng BT từ 2021;
  • Quy định rõ việc lựa chọn nhà đầu tư;
  1. Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020

Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020 có một số nội dung đáng chú ý sau đây:

  • Quy định hợp nhất Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND, giữ nguyên Văn phòng UBND cấp tỉnh;
  • Quy định 07 tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội từ 01/01/2021.