Thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư đối với Dự án phải di dân, tái định cư

Thẩm quyền Cơ quan đăng ký đầu tư, bao gồm: Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
Đối tượng thực hiện Di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác;
Trình tự thực hiện Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ xin quyết định chủ trương đầu tư tại cơ quan đăng ký đầu tư;
Bước 2: Cơ quan đăng ký đầu tư kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ;
Bước 3: Cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan hữu quan
Bước 4: Cơ quan được lấy ý kiến trả lời những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý được phân công;
Bước 5: Cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng
Bước 6: Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư
Bước 7: Nhà đầu tư nhận được kết quả.
Cách thức Trực tiếp tại Cơ quan đăng ký đầu tư
Hồ sơ Số lượng:08 (bộ)

Thành phần:

1, Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

2, Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

3, Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;

4, Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

5, Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư;

6, Đánh giá sơ bộ tác động môi trường;

7, Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

8, Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư;

9, Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Thời hạn giải quyết Cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan hữu quan (3 ngày làm việc).

Cơ quan được lấy ý kiến trả lời những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý được phân công (15 ngày làm việc).

Cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng (25 ngày làm việc).

Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư (15 ngày làm việc).

Kết quả thực hiện – Hồ sơ hợp lệ: Quyết định chủ trương đầu tư.

– Không hợp lệ: Thông báo hoàn thiện hồ sơ hoặc từ chối cấp GCNĐT.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính – Luật Đầu tư 2014;

– Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 25/11/2015 hướng dẫn chi tiết và thi hành một số điều Luật Đầu tư;

– Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT ngày 23/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư.