Phân biệt Tiền án và Tiền sự

TIÊU CHÍ TIỀN ÁN TIỀN SỰ
Văn bản điều chỉnh Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
Định nghĩa Căn cứ vào điểm b khoản 2 Mục II Nghị quyết 01-HĐTP 18/10/1990, có thể hiểu như sau:
Người có tiền án (hay còn được gọi là án tích) là người đã bị kết án (hình sự) và thi hành hình phạt mà chưa được xóa án. Sau khi thi hành bản án hình sự một thời gian nhất định thì người bị kết án được mặc nhiên xoá án tích hoặc được toà án cấp chứng nhận xoá án tích. Quyết định xóa án tích tùy từng trường hợp.

“Án” được hiểu là bản án -> “Tiền án” là bản án đã có trước của Tòa án.

Người có tiền sự là người đã bị kỷ luật hành chính, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức xử lý hình sự, mà chưa được xóa kỷ luật, chưa được xóa việc xử phạt hành chính.

“Sự” nhằm chỉ sự kiện pháp lý -> Tiền sự ở đây là hậu quả pháp lý hành chính.

Loại trách nhiệm pháp lý Trách nhiệm hình sự Trách nhiệm hành chính
Hậu quả pháp lý Người có tiền án có thể bị một số hạn chế về quyền lợi.

Ví dụ: Lựa chọn nơi thường trú, có thể bị cấm đảm nhiệm một số chức vụ hoặc cấm làm một số nghề nhất định. (Điều 41, 42 Bộ luật hình sự 2015).

 

– Khi quyết định hình phạt, trong trường hợp tái phạm hay tái phạm nguy hiểm, tiền án được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (điểm h Điều 52 Bộ luật hình sự 2015).

 

– Tiền sự là một tình tiết về nhân thân người vi phạm, được xem xét, cân nhắc khi quyết định hình thức và mức độ xử lý khi người có tiền sự có hành vi vi phạm pháp luật mới. Cụ thể, khi quyết định hình phạt, trong trường hợp tái phạm tiền sự được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hành chính (điểm b khoản 1 Điều 10 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012).

– Trong luật hình sự, tiền sự ở dạng đã bị xử lý hình chính là yếu tố bắt buộc của cấu thành một số tội phạm.

Ví dụ một số tội về sở hữu như: Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản – Điều 172, Tội trộm cắp tài sản- Điều 173,…

Trường hợp được xóa tiền án/ tiền sự Người đã được xóa án tích được xác định là chưa có tiền án. Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định 03 trường hợp được xóa án tích gồm:

– Đương nhiên được xóa án tích (Điều 70)

– Xóa án tích theo quyết định của Tòa án (Điều 71)

– Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt: Trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị, thì Tòa án quyết định việc xóa án tích nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn quy định (Điều 72).

 

 

Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính như sau:

“1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

2. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.”

Hậu quả khi được xóa tiền án/tiền sự Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án.

 

Khi được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính thì đương sự sẽ không bị coi là đã bị xử phạt vi phạm hành chính, vì vậy không bị tính là tình tiết tăng nặng khi vi phạm hành chính lần tiếp theo.