Phân biệt khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can

Trên thực tế hai khái niệm “Khởi tố vụ án” và “Khởi tố bị can” rất dễ gây nhầm lẫn. Bởi, không biết cái nào diễn ra trước, cái nào diễn ra sau và khi nào thì sẽ khởi tố vụ án và khi nào thì khởi tố bị can. Sau đây Luật số 1 Hà Nội sẽ chỉ rõ hai khái niệm này.

Khởi tố vụ án và khởi tố bị can là hai hoạt động trong tố tụng hình sự. Khởi tố vụ án, khởi tố bị can đều là quyết định bắt đầu điều tra công khai theo trình tự Tố tụng hình sự của Cơ quan điều tra.

Điểm khác nhau giữa Khởi tố vụ án và Khởi tố bị can

Khởi tố vụ án Khởi tố bị can
Đối tượng của quyết định khởi tố

Khởi tố về hành vi có dấu hiệu phạm tội.

Cụ thể: Nếu phát hiện một người có dấu hiệu phạm tội thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định khởi tố vụ án, nhằm phát hiện tội phạm; ngăn chặn người thực hiện hành vi tấu tán chứng cứ,…

Khởi tố người hoặc pháp nhân có dấu hiệu phạm tội

Cụ thể: Khi cơ quan điều tra phát hiện người có dấu hiệu phạm tội, đã khởi tố vụ án, điều tra và xác định cá nhân, pháp nhân đó có hành vi phạm tội cụ thể thì ra quyết định khởi tố bị can.

Căn cứ khởi tố Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:

  1. Tố giác của cá nhân;
  2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
  3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
  4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
  5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
  6. Người phạm tội tự thú.

(Điều 143 BLTTHS 2015)

Sau khi đã có quyết định khởi tố vụ án, cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra vụ án. Từ đó, nếu có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị bị can. Quyết định khởi tố bị can phải được sự phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp với cơ quan điều tra.

(Điều 179 BLTTHS 2015)

 

Thẩm quyền ra quyết định khởi tố Có 04 cơ quan:

– Cơ quan điều tra.

– Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

– Viện kiểm sát;

– Hội đồng xét xử.

Có 03 cơ quan:

– Cơ quan điều tra.

– Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

– Viện kiểm sát.

Các giai đoạn ra quyết định khởi tố Có 04 giai đoạn có thể khởi tố:

– Giai đoạn khởi tố;

– Giai đoạn điều tra;

– Giai đoạn truy tố;

– Giai đoạn xét xử.

(Điều 153 BLTTHS 2015)

Có 02 giai đoạn có thể khởi tố:

– Giai đoạn điều tra;

– Giai đoạn truy tố.

(Điều 179 BLTTHS 2015)

Kết thúc khởi tố Thời điểm kết thúc của giai đoạn khởi tố vụ án được tính từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự (trong trường hợp xác định có dấu hiệu tội phạm), hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự (khi xác định không có dấu hiệu tội phạm). Khởi tố bị can không phải là giai đoạn tố tụng mà chỉ là hành vi tố tụng tại giai đoạn điều tra của người có thẩm quyền ra quyết định khởi tố bị can khi đã xác định được một người cụ thể có hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong pháp luật hình sự, cần phải tiến hành các hoạt động điều tra đối với họ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự

Mối quan hệ giữa khởi tố vụ án và khởi tố bị can.

Quyết định khởi tố vụ án phải có trước quyết định khởi tố bị can sau khi khởi tố vụ án bước vào giai đoạn điều tra thì cơ quan có thẩm quyền mới điều tra căn cứ xác định 04 yếu tố cấu thành tội phạm để có căn cứ khởi tố bị can.

Tuy nhiên, trong thực tế giải quyết vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền có thể ban hành hai quyết định này cùng một thời điểm ngay khi xác định tại sự việc, sự kiện phạm tội có dấu hiệu tội phạm thì cũng đồng thời xác định được ngay người thực hiện hành vi phạm tội.

Ví dụ: Trong các vụ án liên quan đến các tội về phạm tội quả tang, các tội về hối lộ, các tội về đánh bạc, tổ chức đánh bạc, hoặc các vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại.v.v…, trong các vụ án này, thường xác định được ngay dấu hiệu tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội.