Giải quyết tranh chấp trong đầu tư kinh doanh

Trong quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh thì luôn có thể xảy ra các vấn đề mâu thuẫn dẫn đến tranh chấp. Sự tranh chấp này có thể giữa các nhà đầu tư với nhau hoặc giữa nhà đầu tư với cơ quan nhà nước.Vậy để giải quyết tranh chấp trong đầu tư kinh doanh, pháp luật đã quy định như thế nào?

Theo Điều 14, 23 Luật đầu tư năm 2014 và Điều 45 Nghị định số 118/2015/NĐ – CP về hướng dẫn Luật đầu tư năm 2014 quy định về việc giải quyết tranh chấp đầu tư như sau:

Trường hợp 1:  Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam thì được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án gồm các hai trường hợp sau:

+ Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam;

+ Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam.

Trường hợp 2: Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế thì được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây: Tòa án Việt Nam;  Trọng tài Việt Nam; Trọng tài nước ngoài;  Trọng tài quốc tế; Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập. Gồm những trường hợp + Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

+ Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;

+ Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.