Giải quyết tranh chấp lao động cần dựa trên những nguyên tắc gì?

Khi có tranh chấp các bên có liên quan cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, tôn trọng, bảo đảm để các bên tự thương lượng, quyết định trong giải quyết tranh chấp lao động. Các bên có quyền tự định đoạt riêng, việc định đoạt này không chỉ được đảm bảo thực hiện trước khi các bên đưa vụ tranh chấp lao động ra tổ chức, cơ quan có thẩm quyền giải quyết, mà ngay cả khi đã yêu cầu tổ chức, cơ quan có thẩm quyền giải quyết các bên vẫn có quyền tự quyết định giải quyết vụ tranh chấp của mình.

Thứ hai, bảo đảm thực hiện hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật. Việc đảm bảo thực hiện hòa giải, trọng tài tự thương lượng, quyết định trong giải quyết tranh chấp. Các bên có quyền tự định đoạt riêng,việc định đoạt này không chỉ được đảm bảo thực hiện trước khi cá bên đưa vụ tranh chấp lao động ra tổ chức, cơ quan có thẩm quyền giải quyết mà ngay cả khi đã yêu cầu tổ chức cơ quan có thẩm quyền giải quyết các bên vẫn có quyền này.

Thứ ba,công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật. Theo đó, các tranh chấp lao động phải được giải quyết một cách công khai, minh bạch để đảm bảo tính khách quan trong việc giải quyết tranh chấp lao động. Điều này, đòi hỏi tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải thu thập chứng cứ, nghiên cứu hồ sơ và đánh giá chứng cứ một cách khách quan, đứng ở vị trí trung lập, giữ thái độ khách quan, công bằng xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nhanh chóng và kịp thời, đảm bảo hạn chế gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh. Hoạt động kinh doanh được thực hiện theo chu trình sản xuất nhất định, vì vậy ở bất kỳ một công đoạn nào xảy ra trục trặc đều dẫn đến ảnh hưởng toàn bộ quá trình kinh doanh. Nhanh chóng, kịp thời nhưng phải dứt điểm, đạt hiệu quả thi hành cao nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của các bên.

Thứ tư, bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. Các bên trong tranh chấp lao động có thể tự mình tham gia giải quyết tranh chấp bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy nhiên không phải chủ thể nào trong các mối quan hệ tranh chấp đều có kiến thức đầy đủ để đảm bảo được tối ưu nhất quyền lợi cụ thể của mình. Vì vậy, pháp luật đã có quy định này để các bên có thể giải quyết tranh chấp lao động thông qua đại diện của mình như người đại diện do đương sự ủy quyền, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, tổ chức công đoàn đại diện của người lao động là tập thể hoặc tổ chức đại diện của người sử dụng lao động. Như vậy, quy định này hoàn toàn phù hợp để đảm bảo được quyền lợi nhất định của các chủ thể khi tham gia tranh chấp.

Thứ năm, việc giải quyết tranh chấp lao động trước hết phải được hai bên trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của hai bên tranh chấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội. Theo đó, các bên khi có tranh chấp xảy ra cần phải tiến hành thương lượng nhằm cân bằng lợi ích đôi bên. Nếu thương lượng thành thì hai bên sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, công sức, thời gian để tiếp tục tập trung làm việc, sản xuất. Trong trường hợp thương lượng của các bên không thành mới yêu cầu các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết.

Thứ sáu, việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi một trong hai bên có đơn yêu cầu do một trong hai bên từ chối thương lượng, thương lượng nhưng không thành hoặc thương lượng thành nhưng một trong hai bên không thực hiện. Nếu quá trình tự thương lượng không thành đồng nghĩa rằng các bên không thể cùng nhau cân bằng phù hợp được quyền, nghĩa vụ và lợi ích nhất định của các bên trong trường hợp cụ thể. Hoặc các bên có thỏa thuận được nhưng lại xuất hiện một trong hai bên không tiến hành thực hiện như các bên đã đề xuất ra. Trong trường hợp trên thì các bên cần đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành. Bởi những chủ thể này khi đứng ra giải quyết tranh chấp lao động sẽ đảm bảo được công bằng lợi ích các bên, giúp các bên nhận rõ hơn về quyền và lợi ích chính đáng thực sự của mình cũng như của đối phương theo quy định của pháp luật. Hơn nữa, quyết định của các chủ thể này sẽ có sự bắt buộc cao hơn, nếu một trong các bên không tiến hành thực thi có thể bị cưỡng chế. Như vậy nguyên tắc này có tính giải quyết triệt để hơn so với việc các chủ thể trong tranh chấp tự đứng ra giải quyết bằng cách thương lượng.

Tóm lại, khi có tranh chấp lao động xảy ra các bên bao gồm chủ thể trung gian cần phải tìm hiểu và tuân thủ các nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động để đảm bảo lợi ích các bên nói riêng, lợi ích của ổn định trật tự xã hội nói chung.