Đèn xe hỏng khi đang đi đường có bị phạt không?

Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì trong khoảng thời gian bắt buộc phải bật đèn xe là từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau.

Mức xử phạt đối với hành vi không bật đèn xe, cụ thể:

– Với người điều khiển ô tô, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: Phạt từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng nếu ( điểm g Khoản 3 Điều 5)

 – Với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy: Phạt từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng ( điểm c Khoản 2 Điều 6).

– Với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng ( điểm e Khoản 3 Điều 7).

Tuy nhiên, không phải bất cứ cách bật đền nào trong thời gian từ 19 giờ hôm trước đến 05 giờ hôm sau đều đúng quy định. Theo Khoản 12 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ quy định “ cấm sử dụng đèn chiếu xa trong khu đô thị và khu đông dân cư trừ các xe có quyền ưu tiên làm nhiệm vụ

Đèn xe bị hỏng khi đang đi trên đường thì có bị phạt không?

Tại Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định rõ điều kiện để xe ô tô, xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy được phép tham gia giao thông là phải có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu. Do đó, khi đi đường, bắt buộc người điều khiển phương tiện phải có nghĩa vụ bật đèn trong khoảng thời gian quy định. Nếu chẳng may đèn bị hỏng thì người này phải nhanh chóng sửa chữa và thay thế để bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông.

Tuy nhiên, nếu việc hỏng đèn xe ngay trong khi đang đi trên đường và sự việc này, người lái xe không biết trước được thì có thể coi là sự kiện bất ngờ hoặc sự kiện bất khả kháng. Lúc này, theo quy định tại Điều 11 Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012 thì người điều khiển xe khi tham gia giao thông sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính.

Như vậy, khi đang đi đường, đèn xe có bị hỏng thì người lái xe vẫn có thể bị phạt nếu không chứng minh được đây là sự việc bất ngờ, bất khả kháng. Do đó, để được áp dụng điều này thì người điều khiển xe phải chứng minh được việc không bật đèn xe là do sự kiện bất ngờ hoặc là sự việc bất khả kháng.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Nếu bạn còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác vui lòng liên hệ đến Luật sư tư vấn trực tiếp TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT 1900 966 980 hoặc Email: luatso1hanoi@gmail.com để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời!