Con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế hay không?

Thế nào là con ngoài dã thú? Liệu con ngoài dã thú có được hưởng phần thừa kế nếu cha hoặc mẹ chết để lại di sản thừa kế hay không?
1. Con ngoài giá thú là gì?
Theo từ điền Tiếng Việt thì “con người giá thú” là “con mà cha mẹ không phải là vợ chồng hợp pháp”, còn từ điển Luật học đưa ra khái niệm “con ngoài hôn nhân” tương tự như khái niệm “ con ngoài giá thú” đó là “ con có cha mẹ không phải là vợ chồng”.

Như vậy, ta có thể hiểu “con ngoài giá thú” là con mà cha mẹ không phải là vợ chồng trước pháp luật tuy nhiên cha mẹ ăn ở, sống chung như vợ chồng nhưng không được pháp luật thừa nhận là vợ chồng.

2. Về quyền hưởng thừa kế của con ngoài giá thú.

– Pháp luật dân sự không phân biệt quyền thừa kế theo pháp luật của con trong giá thú hay con ngoài giá thú trong việc hưởng các quyền lợi cũng như thực hiện các nghĩa vụ giữa cha mẹ và con cái, hay các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật. Bởi cho dù con có được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp hay không, có phải là con ngoài giá thú hay không thì cũng không thể phủ nhận được mối quan hệ ruột thịt giữa cha mẹ đẻ và con đẻ, nhất là khi có đầy đủ chứng cứ, để xác lập quan hệ cha, mẹ con.

– Phân chia phần thừa kế của con ngoài giá thú theo những trường hợp sau:
Trường hợp 1: Chia thừa kế theo di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Hình thức của di chúc gồm di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể được di chúc băng văn bản có thể di chúc miệng.
Những trường hợp chia theo di chúc như sau:
1. Nếu trong di chúc người chết chỉ nêu những người thừa kê mà không chia rõ từng phần tản sản – trong đó cũng có tên người con ngoài giá thú thì người đó sẽ được chia như mọi người thừa kế khác.

2. Nếu trong di chúc người chết đã chia rõ từng phần tài sản cho những người được hưởng thừa kế trong đó có người con ngoài giá thú thì người đó sẽ được chia theo di chúc.
3. Nếu trong di chúc không có tên của người con ngoài giá thú thì vẫn có thể được hưởng ít nhất 2/3 suất di sản của một người thưa kế theo pháp luật nếu người này thuộc những trường hợp ở khoản 1 điều 644 Bộ Luật dân sự năm 2015.
Trường hợp 2 : Chia thừa kế theo pháp luật
Việc chia thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
– Không có di chúc;
– Di chúc không hợp pháp;
– Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
– Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Theo Điều 651 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định về Người thừa kế theo pháp luật theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
– Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
=> Như vậy, dù con ngoài giá thú không phải là con trong hôn nhân nhưng vẫn xác định và con đẻ của cha hoặc mẹ đã mất. Do đó họ vẫn được xác định là hàng thừa kế thứ nhất và được hưởng thừa kế nếu cha mẹ chết để lại di sản thừa kế.